Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hà Nội, Vietnam
Handling Dangerous Goods by Air and Sea. Five times passed IATA DGR Examination in Jan, 2005; Aug, 2006; Apr, 2008; Sep, 2009 and Mar, 2011. Seven years experience in packing, declaration Dangerouse Goods by air in Hanoi.

27/9/11

TÌM TECHNICAL NAME CHO DIV. 4.1 (SELF-REACTIVE) VÀ DIV.5.2 (ORGANIC PEROXIDE)

Technical Name là gì : Là tên cụ thể của 1 chất trong họ.
Theo IATA DGR, một số UN no. mà PSN có dạng như : A *, trong đó * gọi là Technical name và được viết trong dấu ( ..) khi declare trên DGD.

Technical name của Self-reactive được liệt kê tại Appendix C1 và của Organic peroxide được tra ở Appendix C2.

Lưu ý : Trong Blue page chúng ta sẽ không thấy xác định PG của self-reactive và organic peroxide nhưng thùng UN khi đóng gói loại này phải đáp ứng từ PG II trở nên (Thùng Y hoặc X).

Nguồn : Mục 5.0.2.16 DGR 52nd
Packagings for self-reactive substances of Division 4.1 and organic peroxides must conform to the applicable requirements of Chapter 6 and must meet the test requirements for Packing Group II.

DIVISION 2.2

Division 2.2 được hiểu là các chất khí không độc và không cháy.

Ngoài khí oxy và hỗn hợp với nitơ trong công nghệ hàn, cắt, có thể thấy loại ngày trong thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, điều hòa, ... do đó các khí này thường được chứa trong bình kim loại chịu áp suất (cylinder).



Theo PI 200, các cylinder này được chấp nhận khi :
- Có thời gian thử áp suất từ 5 đến 10 năm (so với thời điểm hiện tại) tùy vào từng loại khí - Cylinder Test Period
-  Có áp suất thực tế thời điểm hiện tại (Working Pressure) không vượt quá 2/3 áp suất lúc thử nghiệm. 

Hazard label cho kiện hàng có chứa Div. 2.2

BATTERIES - ẮC QUY TRONG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Được biết với 1 số loại thông dụng sau :

1. Ắc quy khô : Dry batteries = Không phải là hàng nguy hiểm đối với hàng không (Not restricted)


2. Ắc quy ướt :
- Loại đổ nước 1 lần = UN2800 : Batteries, wet, non-spillable

- Loại đổ nước nhiều lần = UN2794 : Batteries, wet, filled with acid



Đối với ắc quy chứa trong thiết bị (ví dụ như UPS), thường là ắc quy đổ 1 lần, khi khai DG UPS được xác định là UN3171 : Batteries - powered equipment

Các loại trên được đề nghị ghi G (Gross wight trên DGD)

Ảnh : UPS = Uninterrupted Power Supply

CHẤT PHÓNG XẠ - RADIOACTIVE MATERIAL CLASS 7

Định nghĩa của IAEA (IATA DGR).
Radioactive material means any material containing radionuclides where both the activity concentration and the total activity in the consignment exceed the values specified.














Định nghĩa của Việt Nam, theo luật Năng lượng nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12)
Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.

Biểu tượng của chất phóng xạ :



Cơ quan chủ quản Việt Nam về phóng xạ :
Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân (Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety & Control - VARANS) thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.

Danh sách các chất phóng xạ :

Excepted Package (10.3.11.1)
UN 2908 Radioactive material, excepted package–empty packaging
UN 2909 Radioactive material, excepted package–articles manufactured from depleted uranium
UN 2909 Radioactive material, excepted package–articles manufactured from natural thorium
UN 2909 Radioactive material, excepted package–articles manufactured from natural uranium
UN 2910 Radioactive material, excepted package–limited quantity of material
UN 2911 Radioactive material, excepted package–articles
UN 2911 Radioactive material, excepted package–instruments


Low Specific Activity (LSA) Material (10.3.11.2)
UN 2912 Radioactive material, low specific activity (LSA–I), non fissile or fissile-excepted
UN 3321 Radioactive material, low specific activity (LSA–II), non fissile or fissile-excepted
UN 3322 Radioactive material, low specific activity (LSA–III), non fissile or fissile-excepted
UN 3324 Radioactive material, low specific activity (LSA–II) fissile
UN 3325 Radioactive material, low specific activity (LSA–III) fissile


Surface Contaminated Objects (SCO) (10.3.11.3)
UN 2913 Radioactive material, surface contaminated objects (SCO–I), non fissile or fissile excepted
UN 2913 Radioactive material, surface contaminated objects (SCO–II), non fissile or fissile excepted
UN 3326 Radioactive material, surface contaminated objects (SCO–I), fissile
UN 3326 Radioactive material, surface contaminated objects (SCO–II), fissile


Type A Package (10.3.11.4)
UN 2915 Radioactive material, Type A package, non-special form, non fissile or fissile-excepted
UN 3327 Radioactive material, Type A package, fissile, non-special form
UN 3332 Radioactive material, Type A package, Special Form, non fissile or fissile-excepted
UN 3333 Radioactive material, Type A package, Special Form, fissile


Type B(U) Package (10.3.11.6)
UN 2916 Radioactive material, Type B(U) package, non fissile or fissile-excepted
UN 3328 Radioactive material, Type B(U) package, fissile


Type B(M) Package (10.3.11.6)
UN 2917 Radioactive material, Type B(M) package, non fissile or fissile-excepted
UN 3329 Radioactive material, Type B(M) package, fissile


Type C Package (10.3.11.6)
UN 3323 Radioactive material, Type C package, non fissile or fissile-excepted
UN 3330 Radioactive material, Type C package, fissile


Special Arrangement (10.3.12)
UN 2919 Radioactive material, transported under special arrangement, non fissile or fissile-excepted
UN 3331 Radioactive material, transported under special arrangement, fissile


Uranium Hexafluoride (10.3.11.5)
UN 2978 Radioactive material, uranium hexafluoride, non fissile or fissile-excepted
UN 2977 Radioactive material, uranium hexafluoride, fissile

23/9/11

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM ĐƯỜNG KHÔNG.

1. Material Safety Data Sheet (MSDS) :
Bản miêu tả an toàn hóa chất.

2. UN number : The four-digit number assigned by the United Nations Committee of Experts on the Transport of Dangerous Goods to identify a substance or a particular group of substances. (The prefix “UN” must always be used in conjunction with these numbers.)
Số có bốn chữ số được xác định bởi Ủy ban Chuyên gia của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng nguy hiểm để xác định một chất hoặc một nhóm cụ thể của các chất. (Tiền tố "UN" phải luôn luôn được sử dụng kết hợp với những con số này.)
 3. Proper Shipping Name :The name to be used to describe a particular article or substance in all shipping documents and notifications and, where appropriate, on packagings.
Tên được sử dụng để mô tả cụ thể hoặc chất trong tất cả các tài liệu vận chuyển, các thông báo trên bao bì.

4. Class (or Division) :
Nhóm hay phân nhóm hàng nguy hiểm.

5. Packing Group :An indication of the relative degree of danger presented by various articles and substances within a class or division. Roman numerals I, II and III are used to represent “high danger”, “medium danger”, and “low danger” respectively.
Một dấu hiệu cho thấy mức độ nguy hiểm của các chất trong một nhóm hay phân nhóm. Chữ số La Mã I, II III được sử dụng để đại diện tương ứng cho "nguy hiểm cao", "nguy hiểm trung bình", "nguy hiểm thấp".

6. Packing Instruction :
Hướng dẫn đóng gói hàng nguy hiểm.

7. DGD : Shipper's Declaration for Dangerous Goods
Bản kê khai hàng hóa nguy hiểm

8. CAO (Cargo Aircraft Only) : Máy bay chuyên chở hàng (Freighter)

9. Single packagings : Are packagings which do not require any inner packaging in order to perform their containment function during transport.
Các bao bì không cần bất kỳ bao bì bên trong để thực hiện chức năng chứa, đựng trong quá trình vận chuyển.

10. Combination packaging : Are a combination of packagings for transport purposes, consisting of one or more inner packagings secured in an outer packaging.
một sự kết hợp của bao bì cho các mục đích vận chuyển, bao gồm một hoặc nhiều bao bì bên trong được bảo đảm trong một bao bên ngoài.

11. Inner packaging : Are packagings for which an outer packaging is required for transport.
Các bao bì cần một bao bì bên ngoài cho vận chuyển.

12. Outer packaging : The outer protection of a composite or combination packaging together with any absorbent materials, cushioning and any other components necessary to contain and protect inner receptacles or inner packagings.
Thùng bảo vệ bên ngoài của một bao bì khác với các thành phần hấp thụ, đệm và các thành phần khác cần thiết để chứa bảo vệ các thùng hoặc bao bì bên trong.

13. Intermediate Packagings : Packagings placed between inner packagings, or articles and an outer packaging.
Một loại thùng dùng để nằm giữa các thùng inner hay các chất với thùng bên ngoài.

14. Overpack:  An enclosure used by a single shipper to contain one or more packages and to form one handling unit for convenience of handling and stowage. Dangerous goods packages contained in the overpack must be properly packed, marked, labelled and in proper condition as required by these Regulations.
Một bao bì được sử dụng bởi một người gửi hàng duy nhất để chứa một hay nhiều gói hình thành một đơn vị xử để thuận tiện cho xử lý và bốc xếp. Gói hàng nguy hiểm trong overpack phải được đóng gói, đánh dấu, dán nhãn và phù hợp theo yêu cầu của các quy định.

15. Flash Point : Is defined as the lowest temperature at which flammable vapour is given off a liquid in a test vessel in sufficient concentration to be ignited in air when exposed momentarily to a source of ignition.
Được định nghĩa là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hơi dễ cháy của một chất lỏng đốt cháy trong không khí khi tiếp xúc trong giây lát với một nguồn phát lửa.

16. Initial Boiling Point :  The temperature at which the liquid under test first boils.
Nhiệt độ tại đó chất lỏng bắt đầu sôi.

20/9/11

BẢO QUẢN LẠNH CHO HÀNG NGUY HIỂM.

Trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đường không, có 1 số phải được bảo quản lạnh.
Vậy khi nào các chất bảo quản lạnh này khải declare.

1. Gel : Một loại hợp chất dạng lỏng đóng trong can nhựa hoặc túi nhựa, khi được làm lạnh chất lỏng này đông lại, nhiệt độ từ +2C đến +8C.
Khi chất này dùng bảo quản lạnh không phải declare DGD, marking hay labeling.



2. Đá khô (Dry ice hay Carbon dioxide, solid) : Ở thể rắn, khi tan ra ở thể khí nhiệt độ bảo quản lạnh đến -80C.
Khi đóng gói, đá khô được xác định là UN1845, phải declare trên DGD và phải marking và labeling.



Chú ý : Một số hàng hóa không nguy hiểm mà cần bảo quản bằng đá khô thì không cần declare DGD nhưng vẫn phải marking và labeling trên kiện hàng.

Sau đây là 1 ví dụ declare trên DGD có đá khô.


CÁCH XÁC ĐỊNH HÀNG NGUY HIỂM TỪ NHIỀU HƠN 1 YẾU TỐ DG

Có 1 số loại hàng nguy hiểm có nhiều hơn 1 yếu tố DG. Ví dụ như 1 chất vừa có tính dễ cháy (class 3) vừa có tính ăn mòn (class 8). Do đó làm thế nào để có thể xác định tính chất nguy hiểm chính (Primary risk) và tính chất nguy hiểm phụ (Subsidiary risk).
Cách sau đây chỉ có thể xác định chất có 2 yếu tố nguy hiểm, còn từ 3 trở lên sẽ dành cho các kỹ sư, chuyên gia.

Với chất nguy hiểm có 2 yếu tố, chúng ta dùng bảng 3.10.A.

12/9/11

CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁT LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM TẠI VIỆT NAM.

Luật Hàng không dân dụng năm 2006 (Luật số 66/2006/QH11)
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=15086

Luật đường bộ 2008 (Luật số 23/2008/QH12)
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12345

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ (Nghị định 104/2008/CP-NĐ)

Luật đường sắt (Luật số 35/2005/QH11)
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18145

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt (Nghị định 109/2006/CP-NĐ)

Luật Năng lượng nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12)
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12818

9/9/11

CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM Ở HÀ NỘI

Thông thường đối với các hãng hàng không, giá cước vận chuyển hàng DG là giá bảng (TACT), nhưng có
1 số hãng có chính sách dễ chịu hơn về loại hàng hóa này (có giá riêng cho hàng DG) thấp hơn giá TACT nhưng vẫn cao hơn GCR.
Đa số các hãng nhận vận chuyển hàng DG là đến các online destination.

Dưới đây là tập hợp các hãng HK chấp nhận vận chuyển DG ở Hà Nội.

1- Vietnam Airlines (VN) - Passenger & Cargo A/C




2 - Thai Airways International (TG) - Passenger & Cargo A/C (Flight TG563 và TG565 HAN - BKK)


3- Cathay Pacific Airlines (CX) - CAO (Flight CX048 HAN - HKG)



4- China Airlines (CI) - CAO (HAN - TPE)


5- Air France (AF)


6- Korean Air (KE) - CAO (KE360 HAN - ICN)

7- Cargo Lux (CV) HAN - LUX

8- Malaysia Airlines (MH) Passenger & Cargo A/C (Flight MH753 HAN - KUL)

9- Eva Air (BR) HAN - TPE

Ô HANDLING INFORMATION TRÊN DGD THƯỜNG GHI GÌ ?

Ô này nằm phía dưới sau mục miêu tả hàng hóa trên DGD.
Nhưng thông tin thường ghi vào ô này như sau :

1/ 24-hour emergency respond telephone number : Số điện thoại liên hệ khẩn cấp 24h
Đây thường là số điện thoại của người hiểu biết về chất nguy hiểm, chuyên gia, kỹ sư, bác sĩ, người kê khai DGD, ... để khi có incident hay accident có thể liên lạ được để đưa ra cách xử lý.
Thường được dùng là số điện thoại di động.

2/ Giống như 1 ghi chú khi lô hàng nguy hiểm có chứa chất nguy hiểm thuộc Division 4.1 (Self-reactive substance) hay Division 5.2 (Organic peroxides), khi đó có thêm dòng sau :
" This packagecontaining UN ... must be protected from direct sunlight and all sources of heat and be placed in adequately ventilated areas "
Theo Special provisions A20.





Note : Kiện hàng có Div. 4.1 và Div. 5.2 ngoài các hazard label và handling label ra còn thêm label " Keep away from heat " như hình dưới đây.


Q-VALUE ON DGD.

Q value được tính theo công thức :

Q = n1/M1 + n2/M2 + n3/M3 + ... +

Trong đó : n1, n2, n3, ... : là Net Qty của các chất nguy hiểm
M1, M2, M3, ... : là Max Qty của các chất nguy hiểm (Theo cột H, J hay L trong Bluepages)

Q value nhỏ hơn hay bằng 1 và được làm tròn lên sau dấu phẩy 1 số.
Ví dụ Q=0.825 sẽ ghi trên DGD là Q=0.9

Vậy khi declare Shipper's Declaration for Dangerous Goods, khi nào các bạn phải tính giá trị này ?

1. Khi có nhiều chất DG khác nhau mà các bạn đóng chung trong 1 thùng UN (UN tested box - Loại có mã số UN đấy).
Đương nhiên các chất này đã thỏa mãn Table 9.3.A - Segregation of Packages.


2. Khi có nhiều thùng UN nhỏ khác nhau mà muốn đóng chung vào 1 thùng lớn hơn (Đóng Overpack), cũng phải kiểm tra với Table 9.3.A.










Giá trị Q này được viết trong ô miêu tả và dưới dòng : All packed in one ... hay Overpack used
Như hình dưới .



Chất nguy hiểm nào không cần đưa vào công thức tính Q value trên DGD ?
Nguồn : Mục 5.0.2.11 (phần h) DGR 52nd như sau :

- Carbon dioxide, solid (dry ice) UN 1845
Đá khô

- Those where Columns J or L of the List of Dangerous Goods indicate “No limit"

Khi cột J, L của chất đó ghi " No Limit"

- Those where Columns J and L of the List of Dangerous Goods indicate a gross weight per package.
Khi cột J và L chỉ rằng kiện hàng cần ghi tổng trọng lượng (G).

Khi nào không cần tính Q value ?

- Those with the same UN number, packing group and physical state (i.e. solid or liquid), provided they are the only dangerous goods in the package and the total net quantity does not exceed the maximum net quantity shown in the List of Dangerous Goods
Khi các chất có cùng số UN, cùng packing group và trạng thái vật lý (thể rắn hay lỏng), chúng chỉ là một loại hàng nguy hiểm trong kiện đó và khối lượng tịnh của toàn bộ không vượt quá mức cho phép.

DIVISION 6.2 - INFECTIOUS SUBSTANCE - CHẤT LÂY NHIỄM

Đây là một loại hàng hóa thường được gửi qua các công ty chuyển phát nhanh qua đường hàng không.
Định nghĩa 1 chút về chất lây nhiễm :
" Chất lây nhiễm là những chất đã được biết hay nghi ngờ chứa mầm bệnh. Tác nhân gây bệnh được xác định là vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, nấm, ...) có thể gây bệnh ở người và động vật."
Loại hàng này thuộc Class 6 (Toxic and Infectious Substance) trong 9 class về hàng nguy hiểm hàng không.
Class 6 bao gồm 2 nhóm :
Division 6.1 : Toxic --> Chất độc
Division 6.2 : Infectious substance --> Chất lây nhiễm

Infectious substance được chia làm 2 loại :

CATEGORY A : Là loại chất lây nhiễm trong quá trình vận chuyển, nếu có rủi ro xảy ra nó có thể gây tàn tật vĩnh viễn, hoặc bệnh đe dọa tính mạng hoặc gây tử vong ở người khỏe mạnh hoặc động vật.
Loại này có 2 UN :
UN2814 : Infectious substance, affecting humans (Chất lây nhiễm đối với người)
Ví dụ : Virus HIV, Virus viêm gan B, Virut cúm H1N1, ...
UN2900 : Infectious substance, affecting animals (Chất lây nhiễm đối với động vật)
Ví dụ : Virus bệnh tai xanh, Virus H5N1, Virus bệnh lở mồm long móng, ...

CATEGORY B : Chất lây nhiễm không đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vào Category A.
Ví dụ : Mẫu máu, mẫu nội tạng của người hay động vật cần gửi đi để phân tích xét nghiệm.

Đợt Seagames ở VN, các mẫu máu của các vận động viên gửi đi để xét nghiệm doping thuộc loại này.
Loại này được xác định là UN3373, Biological substance, category B.

Về các đóng gói, Division 6.2 (Category A và Category B) phải tuân theo tiêu chuẩn 3 lớp (như IATA và WHO đã quy định), nhưng đối với Category A phải dùng outer packaging class 6.2 (thùng đã được chứng nhận bởi UN).


3 lớp như sau :
- Lớp thứ nhất : Là ống nghiệm chứa chất đó
- Lớp thứ 2 : Là hộp nhựa kín, chống thấm nước
- Lớp thứ 3 : Là thùng bên ngoài.

Đối với UN3373 không cần declare DGD, thùng chỉ marking và dán label như sau :


Thùng dùng cho Cat. A (UN2814 & UN2900) và hazard label như hình sau :


UN3166 - MARKING VÀ LABELING

UN3166 theo IATA DGR thuộc class 9 và có 8 Proper Shipping Name sau :

1- Engine, fuel cell, flammable gas powered : Động cơ chạy bằng gas, hộp nhiên liệu rời.
2- Engine, fuel cell, flammable liquid powered : Động cơ chạy nhiên liệu lỏng, hộp rời.
3- Engine, internal combustion, flammable gas powered : Động cơ đốt trong chạy bằng gas.
4- Engine, internal combustion, flammable liquid powerded : Động cơ đốt trong chạy nhiên liệu lỏng.
5- Vehicle, flammable gas powered : Phương tiện chạy gas.
6- Vehicle, flammable liquid powered : Phương tiện chạy nhiên liệu lỏng.
7- Vehicle, fuel cell, flammable gas powered ; Phương tiện chạy bằng gas, hộp tháo rời.
8- Vehicle, fuel cell, flammable liquid powered : Phương tiện chạy nhiên liệu lỏng, hộp tháo rời.

Trong 8 nhóm trên thì các nhóm : 1-, 3-, 5-, 7- bị cấm hoàn toàn vận chuyển hàng không (kể cả máy bay chuyên chở hàng - freighter).
4 nhóm còn lại được phép vận chuyển trên cả máy bay chở khách (Passenger A/C) và máy bay chở hàng.
Khi đóng gói, nhóm này không cần dùng thùng UN, có thể đóng gói các loại kiện khác cho đủ tiêu chuẩn vận chuyển hay để trần (Như vận chuyển xe hơi nguyên chiếc).

Theo nguyên tắc, những kiện hàng như vậy vẫn phải marking và labeling (class 9) như thông thường nhưng trong trường hợp sau đây thì không cần.
Khi động cơ hay phương tiện được đóng trong kiện và vẫn có thể nhìn thấy và phân biệt được cái gì bên trong thì không cần marking và labeling.
Theo Special Provisions A87 :
" Articles, which are not fully enclosed by packaging, crates or other means that prevent ready identification, are not subject to the marking requirements of Subsection 7.1 or the labelling requirements of Subsection 7.2."

Hình ảnh dưới đây và xe của hãng Nissan xuất khẩu ở cửa khẩu Nội Bài, Hà Nội.


Lưu ý : Khi động cơ và những phương tiện này là brand-new, những trước khi đưa thị trường nhà máy đã test sản phẩm (chạy thử) nghĩ là có fill nhiên liệu, xăng, dầu vào. Khi xả hết hay làm sạch, theo qui định của IATA DGR, vẫn phải declare DG với mã UN3166.

Các động cơ, thiết bị, phương tiện chạy điện không thuộc phạm vi áp dụng.

8/9/11

UN SPECIFICATION MARKINGS - CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ THÙNG UN

UN Marking thường có các thông tin sau :

- UN Symbol : Biểu tượng có chữ UN  (1)
- Code : Mã của thùng (số và chữ cái) (2)
- Packing Group : Biểu hiện thùng được đóng gói cho những PG nào (I, II hay III) (3)
- Gross Weight : Tổng trọng lượng sau khi đóng gói được phép (4)
- Solid or Inner packaging : Biểu thị thùng đóng gói cho chất rắn hoặc chất lỏng nhưng đã đóng trong innner packaging. (5)
- Year of Manufacture : Năm sản xuất (6)
- State : Nước sản xuất (7)
- Manufacturer : Nhà sản xuất hay mã sản phẩm (8)

Ví dụ :
UN /4G /X12  /S  /10  /US /ABC
(1)  (2)  (3)(4) (5) (6)   (7)  (8)
 Nội dung : Thùng carton, đóng gói được PG I (đương nhiên cả II và III), tổng trọng lượng tối đa 12 kg, đóng gói cho chất rắn, sản xuất năm 2010, nước sản xuất Mỹ, mã nhà sản xuất hay mã sản phẩm.

Cụ thể như bảng dưới đây :


PACKAGING SPECIFICATIONS - ĐẶC ĐIỂM THÙNG UN THEO MÃ HÓA

Thùng UN được mã hóa bằng số và chữ như sau :

- LOẠI THÙNG
1 - Drum : Phuy
2 - Reserved :
3 - Jerrican : Thùng chữ nhật
4 - Box : Hộp
5 - Bag : Túi
6 - Composit packaging : Nhựa tổng hợp

- CHẤT LIỆU 
A - Steel : Bằng sắt hoặc bề mặt bằng sắt
B - Anuminium : Nhôm
C - Natural Wood : Gỗ tự nhiên
D - Plywood : Gỗ dán (Gỗ sơ chế)
F - Reconstituted wood : Gỗ tái chế
G - Fibreboard : Carton
H - Plastic material : Nhựa
L - Textile : Vải
M - Paper, multi-wall : Giấy (nhiều lớp)
N - Metal : Kim loại khác (không phải sắt hay nhôm)

Ví dụ :
4G = Fibreboard box = Thùng carton
4D = Plywood box = Thùng gỗ dán
1A = Steel drum = Phuy sắt
3H = Plastics jerrican = Thùng nhựa hình chữ nhật

HOW TO FILL DGD ?

Sau khi Marking và Labeling, chúng ta sẽ khai DGD - Shipper's Declaration for Dangerous Goods.
Ở Việt Nam, mỗi hãng hàng không có form riêng và bắt buộc phải sử dụng.

Về cơ bản, các thông tin cần fill vào DGD như sau (Ví dụ sau là form DGD của AF - Air France).

1- Fill thông tin về shipper và consignee (Tên, Đại chỉ, Điện thoại, ...)













2- Fill thông tin về loại máy bay chở hàng DG này (Passenger hay Freighter - gạch ô không phù hợp) và sân bay đi, đến.

3- Fill thông tin về chất phóng xạ hay không (Gạch đi ô không phù hợp).







4- Phần chính, miêu tả hàng DG (PSN, UN no., Class, PG, PI, QTT)









5 - Thông tin thêm theo yêu cầu vào ô " Handling information" (Nếu có)





6- Thông tin về người khai (Họ tên, chức danh), địa điểm và ngày tháng, chữ ký của người khai.








7- Số trang DGD và số vận đơn hàng không.







8- Một DGD hoàn chỉnh.





































Note : Các thông tin trên DGD có thể được sửa chữa và được chấp nhận nếu có chữ ký của shipper hay chữ ký của người kê khai DGD.
Có 3 thông tin mà việc sữa chữa không cần thiết phải ký là : AWB No. ; Airport of Departure và Airport of Destination.

MARKING & LABELING DG PACKAGE

Sau khi đóng gói kiện hàng xong, chúng ra làm Marking và Labeling cho kiện hàng.

1 - MARKING:
- Tên shipper cùng với địa chỉ, điện thoại, người liên hệ (nếu áp dụng).
- Tên consignee cùng địa chỉ, điện thoại, người liên hệ (nếu áp dụng).
- Tên chất (PSN - Proper Shipping Name), Mã số UN (UN number)
- Khối lượng tịnh (Net Quantity) và Tổng khối lượng (Gross Weight - nếu ap dụng)
- Mã số của thùng UN (Các thông số này thường được in sẵn trên thùng)

2. LABELING
- Nhãn (Label) của chất nguy hiểm chính
- Nhãn của chất nguy hiểm thứ 2, thứ 3 (nếu có)
- Nhãn của handling (nếu có)
- Nhãn hướng (thường được dán ở 2 mặt đối diện của thùng)

Cụ thể như hình bên dưới.


ĐÓNG GÓI KIỆN HÀNG NGUY HIỂM - PACKING A DG SHIPMENT.

Sau khi có MSDS, kiểm tra các thông tin của MSDS và sách DGR, chúng ta tiến hàng đóng gói
theo chỉ dẫn (Packing Instruction).

Sau đây là các bước đóng gói kiện hàng nguy hiểm bằng hình ảnh.

1- Kiểm tra inner packaging.


2- Đóng vào thùng UN


3- Bỏ chất chèn lót, thấm hút vào


4 - Đóng gói hoàn thiện


5 - Marking, Labeling và chuẩn bị DGD


Cách làm Marking & Labeling và DGD sẽ được trình bày ở 1 bài khác.

TABLE 9.3.A - CÁC CHẤT DG ĐÓNG CHUNG THÙNG

Có nhiều trường hợp các chất DG được đóng chung thùng với nhau vì :
- Nhiều mẫu mà số lượng mỗi mẫu ít
- Nhiều thùng mà mỗi thùng lại nhỏ

Do đó 2 hay nhiều chất DG sẽ được đóng trong 1 thùng (có thể là thùng UN hay thùng thường)
1/  Nhiều chất DG được đóng chung vào 1 thùng UN (hay thùng thường - Limited quantity) : All packed in one ...
2/  Nhiều thùng hàng UN (hay có thể là thùng thường) được đóng chung vào 1 thùng thường to hơn : Overpack

Trước khi đóng gói hàng DG theo cách 1/ hay 2/ phải kiểm tra Bảng 9.3.A xem các chất DG này có xung đột với nhau hay không.











Dấu "-" là các chất có thể đóng chung kiện, "x" là không thể đóng chung.

CÁCH XÁC ĐỊNH PACKING GROUP CHO CLASS 3, DIVISION 6.1 VÀ CLASS 8

Hàng nguy hiểm thuộc Class 3, Division 6.1 và Class 8 có nhiều Packing Group (I, II hay III), do vậy
phải xác định PG cụ thể của chất đó.

Bảng dưới đây là cách xác định PG, những thông tin có thể lấy từ MSDS hay từ nhà sản xuất.

Xác định PG cho Class 3









Flash Point : Nhiệt độ phát sáng
Intial Boiling Point : Nhiệt độ sôi

Xác định PG cho Division 6.1










Oral Toxicity (LD50 (o)): Độ độc theo đường miệng
Dermal Toxicity (LD50 (d)) : Độ độc theo đường da
Inhalation (LC50) : Độ độc theo đường hô hấp.

Xác định PG cho Class 8











Exposure Time : Thời gian hóa chất tiếp xúc mẫu thử
Observation Time : Thời gian quan sát

Note :
IATA DGR chia mức độ nguy hiểm của hàng DG thành 3 loại, tương ứng là :

Packing Group I : Rất nguy hiểm (Một số airlines không nhận hàng có PG I)
Packing Group II : Nguy hiểm vừa phải
Packing Group III : Ít nguy hiểm hơn

CÁC LOẠI THÙNG UN THÔNG DỤNG (UN CERTIFIED BOX)

Thùng UN (UN tested box hay UN certified box) là thùng được UN chấp nhận để đóng gói hàng DG.
Thùng này có chữ UN trong vòng tròn màu đen (UN symbol).
Thùng UN có thể là carton, gỗ, nhựa, kim loại, ...

Một số loại thùng UN thông dụng như sau :

1/ Fibreboard box (Thùng carton)


2/ Plywood box (Thùng gỗ dán)


3/ Platics jerrican (Can nhựa hình chữ nhật)
Thùng bằng nhựa có thời hạn sử dụng 5 năm từ khi sản xuất, do vậy loại này có khi tháng, năm sản xuất.

5.0.2.15 Plastic Drums, Jerricans and Intermediate Bulk Containers (IBC)
For plastic drums and jerricans and rigid plastic IBC and composite IBC with plastic inner receptacles,
unless otherwise approved by the appropriate national authority, the period of use permitted for the
transport of dangerous goods must be not more than five years from the date of manufacture of the receptacles,
except where a shorter period of use is prescribed because of the nature of the substance to be transported.


4/ Removeablehead steel drum (Thùng sắt có thể mở toàn bộ nắp)


5/ Nonremoveablehead steel drum (Thùng sắt mở nắp nhỏ)


6/ Fibreboard box for 6.2 (Thùng carton để đóng gói hàng nguy hiểm thuộc Div. 6.2- Cat.A)