Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hà Nội, Vietnam
Handling Dangerous Goods by Air and Sea. Five times passed IATA DGR Examination in Jan, 2005; Aug, 2006; Apr, 2008; Sep, 2009 and Mar, 2011. Seven years experience in packing, declaration Dangerouse Goods by air in Hanoi.

31/8/11

HANDLING LABELS

                                                                Label Pin Lithium


                                                             Label Tránh nguồn nhiệt


                                                       Label Chất ô nhiễm môi trường
                                                          Label Chất lỏng dễ bay hơi


                                                                Label CAO (Mẫu mới)


Label Từ tính


Label Hướng (Có 2 màu Đỏ và Đen)



                                           Label CAO (Mẫu cũ, sẽ bỏ vào 31/12/2012)


Posted by Hung PHAM (Mr.) / Email : hung.pd.007@gmail.com

LITHIUM BATTERIES TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG.

Lithium Batteries Label





1. Lithium Metal Batteries : Là loại pin không sạc lại được (Non-rechargeable) và có chứa metallic lithium. Loại này người Mỹ gọi là Primary metal batteries.



DGR IATA xác định loại này thành : UN3090 và UN3091
UN3090 : Lithium metal batteries
UN3091 : Lithium metal batteries contained in equipment : Pin chứa trong thiết bị
UN3091 : Lithium metal batteries packed with equipment : Pin đóng gói cùng thiết bị.

Được phân chia thành Section I và Section II

Section I : Class 9 và PG II
Nếu vượt quá Section II bên dưới.

Section II : Excepted
- Lượng lithium trong 1 pin đơn lẻ không quá 1gr
- Lượng lithium gộp lại không quá 2 gr.

2. Lithium Ion Batteries : Là loại pin có thể sạc lại được (Rechargeable) và không chứa metallic lithium. Người Mỹ gọi là Secondary lithium batteries.




DGR IATA xác định thành : UN3480 và UN3481
UN3480 : Lithium ion batteries
UN3481 : Lithium ion batteries contained in equipment : Pin chứa trong thiết bị
UN3481 : Lithium ion batteries packed with equipment : Pin đóng gói cùng thiết bị.

Lithium ion batteries lại được phân chia thành Section 1 và Section 2.

Section 1 :Fully regulated Class 9, PG II khi :
- Pin có WH lớn hơn 100
- Cell có WH lớn hơn 20
- Tổng trọng lượng của package chứa lithium ion batteries lớn hơn 10 kg.

Section 2 : Excepted lithium ion batteries, khi :
Không vượt quá 1 trong 3 điều trên.

Khi đó packing không cần thùng UN tested và chỉ cần " Lithium Batteries Label".
Note :
Watt-Hour Rating :  Expressed in Watt-hours (WH), the Watt-hour rating of lithium ion battery is calculated by multiplying the rated capacity in ampere-hours by its nominal voltage.
WH được tính bằng cách nhân Ampere và Voltage (ghi trên thân pin).
Sau 1/1/2009, WH đã được ghi trên thân pin.
Posted by Hung PHAM (Mr.) / Email : hung.pd.007@gmail.com

QUY TRÌNH GỬI HÀNG NGUY HIỂM TẠI NỘI BÀI.

Quy trình gửi hàng nguy hiểm hàng không tại Hà Nội (sân bay Nội Bài) như sau :

1.Nhận thông tin về lô hàng từ khách hàng, bằng kinh nghiệm các bạn có thể dự đoán đó có thể là hàng nguy hiểm hay không.
Ví dụ khách hàng nói là footwear thì đừng có đòi MSDS làm gì nhé (MSDS là gì mình đã định nghĩa ở 1 topic nào đó rồi), còn nếu khách hàng nói là pin, keo dính hay ắc quy, … thì phải hỏi MSDS nhé.

2.Sau khi có MSDS rồi lại phải check lần nữa nhé (kinh nghiệm của mình thôi) vì :
Nhiều khách hàng thấy yêu cầu MSDS nên tự chế 1 bản rất sơ sài hay lên gúc down 1 cái MSDS về rồi gửi (mà các MSDS này nói là không phải hàng DG).
Do vậy phải kiểm tra lại cái này để xác định tính đúng đắn để tránh các rủi ro có thể xảy ra vì các nước phát triển airport authority phạt rất nặng (ví dụ ở Mỹ minimum fine là Usd27,500).

3. Sau khi có MSDS ngon lành rồi thì kiểm tra thôi.
Nếu không phải DG thì handle và gửi như hàng thường, còn nếu là DG thì dựa vào MSDS có thể xác định được :
-          UN number của mẫu đó (tiếng Anh nó ghi là article / substance chẳng biết dịch thế nào cho ngắn và đủ nghĩa).
-          Class hay Division
-          Packing Group
-          Packing Instruction
Từ packing instruction các bạn sẽ biết được State variations và Operator variations của mẫu này (State là quy định riêng về quốc gia là điểm đến hay điểm transit, Operator và quy định riêng của các hãng hàng không).
Từ UN number các bạn tra trong orange book (hay blue pages) xem có các chỉ dẫn gì đặc biệt không (Ví dụ special provision).

4. Sau đó tiến hành đóng gói (nhớ đọc kỹ packing instruction nhé - họ sẽ quy định cụ thể về single packaging, conbination packaging, inner packaging, outer packaging, vermiculite, …)
Rồi tiến hàng marking và labeling theo hướng dẫn.
Chuẩn bị DGD (Shipper’s Declaration for Dangerous Goods)

5.Sau khi tất cả đã ok rồi các bạn làm booking với airlines (hay sales agent của họ), bao gồm :
- Booking
- MSDS
- DGD (Mỗi airlines có 1 mẫu DGD riêng của hãng đấy nhé).
Rồi ngồi chờ họ gửi lại booking confirmation.

6. Sau khi có booking confirmation rồi thì handle như hàng thường chỉ khác vài điểm sau :
- Trước khi gửi vào kho (cân đo đong đếm) thì airlines hoặc người được họ ủy quyền (TSC hay NCTS) sẽ làm check list.
Checklist là một bản kiểm tra lô hàng DG này từ kiện hàng (packing, marking, labeling, ..) đến documents (DGD đấy) xem có đúng mà phù hợp không.
Mỗi mục check list có 3 ô : Yes, No và N/A (Not Applicable), bất cứ mục nào mà bị đánh dấu vào ô “ No” là toi, mang về làm lại.
Sau khi qua check list thì các bạn gửi như bình thường.

-Khi issue HAWB nhớ cho dòng này nào ô “ Handling information” nhé :
“ Dangerous Goods as per attached Shipper’s Declaration “
Trên MAWB thì airlines họ sẽ tự insert vào rồi.

Posted by Hung PHAM (Mr.) / Email : hung.pd.007@gmail.com

HÀNG NGUY HIỂM ẨN CHỨA (HIDDEN DANGEROUS GOODS)

Hidden DG là những loại hàng hoá khi shipper khai là hàng thường (General cargo hay Not restricted) nhưng thực tế trong đó có chứa những yếu tố được coi là DG.
Ví dụ :
-Gel vuốt tóc, bình xịt phòng đó là chất rễ cháy, Flammable gas (Division 2.1)
-Bộ giàn âm thanh, bao gồm loa  đó là Class 9 (Trong loa có nam châm)
-Hoa quả hay thực phẩm đông lạnh, có thể là Class 9 vì có thể shipper giữ lạnh bằng đá khô (Dry ice hay Carbon Dioxide) chất này là Class 9 (Đá khô tan ra thành dạng khí)
- Bình ắc qui nước, Class 8, chất ăn mòn.

Một số thuật ngữ cần thiết ban đầu :
-PSN (Proper Shipping Name) : Đó là tên gọi 1 chất hay 1 nhóm chất có các yếu tố DG như nhau.
Ví dụ PSN : Aerosol, flammable (gel, xịt phòng, bình xịt RP7, …)
-UN no. : Đó là mã hoá bằng số chất DG của UN
Ví dụ : UN1263 (Sẽ có 2 nhóm chất có PSN là Paint và Paint related material)
-MSDS (Material Safety Data Sheet) : Đó là bản thông tin về chất của nhà sản xuất (Bất cứ chất nào, cả DG hay không phải DG nhà sản xuất phải đưa ra bản này, gồm thành phần, tính cháy, tính độc, cách đóng gói, vận chuyển, ….)

Sau đây là danh sách  Hidden DG :

1.AIRCRAFT ON GROUND SPARES

2.AIRCARFT SPARES PARTS / AIRCRAFE EQUIPMENT
có thể chứa vật liệu nổ (pháo sáng hoặc pháo hoa khác), máy phát oxy hóa học, cụm lốp unserviceable, bình khí nén (khí oxy, khí carbon, nitơ hay bình chữa cháy), sơn, chất kết dính, bình xịt, các thiết bị cứu sinh, bộ dụng cụ sơ cứu, nhiên liệu trang thiết bị, pin ướt hoặc lithium, diêm, vv

3.AUTOMOBILES, AUTOMOBILE PARTS
(Ô tô, xe gắn máy động cơ,) có thể chứa các vật liệu sắt từ tính không thể đáp ứng được định nghĩa cho các vật liệu từ tính nhưng có thể bị yêu cầu xếp đặc biệt do khả năng ảnh hưởng đến các dụng cụ máy bay (xem 3.9.2.2). Có thể cũng có động cơ, bộ chế hòa khí hay thùng nhiên liệu có chứa hoặc có chứa nhiên liệu, pin ướt, khí nén trong các thiết bị lạm phát lốp, bình chữa cháy, những cú sốc / struts với nitơ, inflators túi khí / không khí mô-đun túi, vv

4.BREATHING APPARATUS
có thể cho thấy bình khí nén hoặc ôxy, máy phát oxy hóa học hoặc oxy hoá lỏng làm
lạnh.

5.CAMPING EQUIMENTS (Thiết bị cắm trại)
có thể chứa những khí ga dễ cháy (butan, propan, vv), chất lỏng dễ cháy (dầu hỏa, xăng, vv), chất rắn dễ cháy (hexamine, phù hợp, vv), hàng hoá nguy hiểm khác.

6.CARS, CAR PARTS

7.CHEMICALS (Hóa chất)
có thể chứa các cuộc họp nào của các tiêu chuẩn đối với hàng nguy hiểm, đặc biệt là chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, oxidizers, peroxit hữu cơ, độc hại, chất ăn mòn.

8.COMAT (COMPANY MATERIALS)
chẳng hạn như các bộ phận máy bay, có thể chứa hàng nguy hiểm như là một phần không thể thiếu, ví dụ: oxy hóa học máy phát điện trong một đơn vị dịch vụ hành khách (PSU), khác nhau nén khí như carbon dioxide oxy và nitơ, bật lửa gas, bình xịt, bình chữa cháy, chất lỏng dễ cháy như nhiên liệu, sơn và chất kết dính, và vật chất ăn mòn như pin. Các mặt hàng như pháo sáng, bộ dụng cụ sơ cứu, thiết bị cứu sinh, phù hợp, từ hóa vật liệu, vv

9.CONSOLIDATED CONSIGNMENTS (GROUPAGES) (Hàng gom)
có thể chứa bất kỳ các lớp học quy định hàng nguy hiểm.

10.CRYOGENIC (LIQUID) (Khí hóa lỏng)
chỉ làm lạnh khí hoá lỏng như argon, neon, heli và nitơ.

11.CYLINDERS (Xi-lanh)
có thể chỉ nén, ga lỏng.

12.DENTAL APPARATUS (dụng cụ nha khoa)
có thể chứa các loại nhựa dễ cháy hoặc dung môi, nén, ga lỏng, thủy ngân và các chất phóng xạ.

13. DIAGNOSTIC SPECIMEN : MẪU ĐỂ CHUẨN ĐOÁN
Có thể chứa các chất truyền nhiễm

14.DRIVING EQUIPENT : THIẾT BỊ LẶN
Có thể bình  khí nén (không khí, oxy, vv), đèn lặn cường độ cao mà có thể tạo ra nhiệt độ rất cao khi hoạt động trong không khí.

15. DRILLING AND MINING EQUIPMENT : THIẾT BỊ KHOAN VÀ KHAI MỎ
Có thể chứa thuốc nổ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác.

16. DRY SHIPPER (VAPOUR SHIPPER)
Có thể chứa nitơ lỏng tự do.

17. ELECTRICAL EQUIPMENT : THIẾT BỊ ĐIỆN
Có thể chứa các vật liệu hóa học  hoặc thủy ngân trong các thiết bị chuyển mạch và ống điện tử, ắc quy  ướt.

18. ELECTRICALLY POWERED APPARATUS : THIẾT BỊ CHẠY BẰNG ĐIỆN
(Xe lăn, máy cắt cỏ, xe golf, vv) có thể chứa ắc quy ướt.

19. EXPEDITIONARY EQUIPMENT :THIẾT BỊ THÁM HIỂM
Có thể chứa vật liệu nổ (pháo), chất lỏng dễ cháy (xăng dầu), khí dễ cháy (propan), hàng hoá nguy hiểm khác.

20. FILM CREW OR MEDIA EQUIPMENT : THIẾT BỊ QUAY PHIM HAY TRUYỀN THÔNG
Có thể chứa các thiết bị bắn pháo hoa và pháo hoa, máy phát điện động cơ đốt trong, ắc quy ướt, nhiên liệu,  v..v

21. FROZEN EMBROYS
Có thể chứa khí hoá lỏng để làm lạnh hoặc Carbon dioxide (đá khô).

22.FROZEN FRUIT, VEGETABLES, ETC : RAU, QUẢ ĐÔNG LẠNH
Có thể được đóng gói trong Carbon dioxide (đá khô).

23.FUELS : NHIÊN LIỆU
Có thể là chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy hoặc khí ga dễ cháy.

24.FUEL CONTROL UNITS
Có thể chứa chất lỏng dễ cháy

25.HOT AIR BOLLOON
Có thể có cylinder chứa khí dễ cháy, bình chữa cháy, động cơ đốt trong, pin, ắc quy, …

26.HOUSEHOLD GOODS : HÀNG TIÊU DÙNG
Có thể chứa các yếu tố nguy hiểm bao gồm chất lỏng dễ cháy như sơn, dung môi, chất kết dính, chất đánh bóng, bình xịt, thuốc tẩy, chất ăn mòn,v..v

27.INSTRUMENTS :NHẠC CỤ HAY DỤNG CỤ ÂM NHẠC
Có thể có thiết bị đo khí áp, áp kế, công tắc thuỷ ngân, bộ chỉnh lưu, nhiệt kế, v..v có chứa thủy ngân.

28.LABOTATORY / TESTING EQUIPMENT : Thiết bị y tế, thí nghiệm
Có thể chứa các yếu tố nguy hiểm đặc biệt là chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, chất oxy hóa, peroxit hữu cơ, chất độc, chất ăn mòn.

29. MACHINERY PARTS : Phụ tùng máy móc
Có thể chứa pin, ắc quy,  chất kết dính, sơn, keo, dung môi, thủy ngân, cylinder chứ khí nén, ga lỏng, vv

30. MAGNETS AND OTHER ITEMS OF SIMILAR MATERIAL :Nam châm hay các vật liệu tương tự
Có thể có từ tính đủ lớn để ảnh hưởng tới la bàn máy bay

31. MEDICAL SUPPLIES : Vật tư y tế
Có thể chứa chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, oxidizers, peroxit hữu cơ, độc hại, chất ăn mòn.

32. METAL CONSTRUCTION MATERIAL, METAL FENCING, METAL PIPING
Có thể chứa các vật liệu sắt từ.

33. PARTS OF AUTOMOBILE (CAR, MOTOR, MOTORCYCLE)
Có thể chứa ắc quy ướt.

34. PASSENGERS BAGGAGE : Hành lý xách tay
Có thể có pháo hoa, chất lỏng dễ cháy, lò nướng hoặc chất tẩy rửa, chất ăn mòn, khí dễ cháy hoặc  hoặc bếp cắm trại, diêm, thuốc tẩy, bình xịt, …

35.PHARMACEUTICALS : Dược phẩm
Có thể chứa chất phóng xạ, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, oxidizers, peroxit hữu cơ, độc hại, chất ăn mòn.

36.PHOTOGRAPHIC SUPPLIES :Vật liệu nhiếp ảnh
Có thể  có các thiết bị sinh nhiệt, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, oxidizers, peroxit hữu cơ, độc hại, chất ăn mòn

37.RACING CAR OR MOTOCYCLE TEAM EQUIPMENT
Có thể có động cơ, bộ chế hòa khí hay thùng nhiên liệu có chứa nhiên liệu hoặc nhiên liệu còn sót lại, bình xịt dễ cháy, bình khí nén, nitromethane, phụ gia nhiên liệu khác hoặc ắc quy ướt, …

38.REFRIGERATORS :Tủ lạnh, thiết bị làm lạnh
Có thể chứa khí hoá lỏng, dung dịch amoniac

39.REPAIR KITS : Bộ đồ sửa chữa
Có thể chứa peroxit hữu cơ và các chất kết dính dễ cháy, sơn,dung môi, nhựa, ..

40.SAMPLE FOR TESTING : Mẫu để xét nghiệm
Có thể chứa chất lây nhiễm, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, oxidizers, peroxit hữu cơ, độc hại, chất ăn mòn

41.SEMEN
Có thể được đóng gói với Carbon dioxide (đá khô) hoặc khí  hoá lỏng làm lạnh.

42.SHIP’S SPARES : Phụ tùng tàu biển
Có thể chứa vật liệu nổ (pháo), bình khí nén (bè cứu sinh), sơn, pin lithium, …

43. SHOW, MOTION PICTURE, STAGE AND SPECIAL EFFECTS EQUIPMENT 
Có thể chứa các chất dễ cháy, chất nổ hoặc hàng hoá nguy hiểm khác.

44.SWIMMING POOL CHEMICALS :Hóa chất dùng cho bể bơi
Có thể chứa chất oxy hóa hoặc các chất ăn mòn

45. SWITCHS IN ELECTRICAL EQUIPMENT OR INSTRUMENT
Công tắc trong thiết bị điện hay nhạc cụ có thể chứa thủy ngân

46.TOOL BOXES : Hộp công cụ
Có thể chứa vật liệu nổ, khí nén, bình xịt, khí dễ cháy (bình butan hay đuốc), chất kết dính dễ cháy hoặc sơn, chất ăn mòn,

47.TORCHES : Đuốc
Ngọn đuốc và bật lửa đa năng có thể chứa khí dễ cháy và được trang bị  một starter điện tử. Đuốc lớn hơn có thể bao gồm một đầu ngọn đuốc (thường với một công tắc tự đốt cháy) gắn liền với một bình chứa hoặc xi lanh khí dễ cháy.

48. UNACCOMPANIED PASSENGERS BAGGAGE/ PERSONAL EFFECTS
Hành lý không theo người / Hành lý cá nhân

Có thể chứa các hàng hoá nguy hiểm như pháo hoa, chất lỏng dễ cháy, chất ăn mòn, chất tẩy rửa, dễ cháy hoặc bếp cắm trại, diêm, thuốc tẩy, bình xịt,

49.VACCINES : Vác-xin
Có thể được đóng gói trong Carbon dioxide (đá khô).

Posted by Hung PHAM (Mr.) / Email : hung.pd.007@gmail.com

PHÂN LOẠI HÀNG NGUY HIỂM TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG.

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không : Áp dụng cho các airlines là thành viên của IATA và các quốc gia thuộc ICAO. Cuốn sách được dùng là IATA DGR (IATA Dangerous Goods Regulations). Muốn ký được trên Shipper's Declaration for Dangerous Goods thì phải có Certificate của IATA hay các trường được IATA cấp phép.


Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods - DG) cho hàng không được phân chia thành 9 nhóm (Class), mỗi nhóm có thể có phân nhóm nhỏ (Division - Div.)

I . Class 1 – Explosives (Thuốc nổ)
Bao gồm 6 phân nhóm nhỏ

1. Division 1.1
2. Division 1.2
3. Division 1.3
4. Division 1.4
5. Division 1.5
6. Division 1.6

Các phân nhóm này được phân chia theo mức độ nguy hiểm hay sức công phá của loại chất nổ đó, ví dụ khi nổ gây vỡ kính, khi nổ trong nhà thì gây sụp nhà đó, khi gây nổ nghe như tiếng pháo, …

Trong các phân nhóm loại này lại chia thành các nhóm nhỏ hơn, được đánh theo A, B, C, D, E, … ví dụ Division 1.1A, 1.4S, … vì có rất nhiều loại chất nổ.

Nhưng rất may là hầu hết các loại chất nổ này đều bị cấm trên máy bay trở khách (Passenger Aircratf) và máy bay trở hàng (Cargo Aircraft) – hay còn gọi là Freighter, chỉ duy nhất có nhóm 1.4S (Đạn của súng bộ binh đấy) còn được 1 số hãng hàng không (Passenger Aircraft) chấp nhận, còn 1 số loại khác phải dùng Freighter.

II . Class 2 – Gases (Chất khí)
Bao gồm 3 phân nhóm.

1. Division 2.1 – Flammable gas (Chất khí dễ cháy)
Đó là bình gas ở nhà đấy, bật lửa gas, …

2. Division 2.2 – Non-flammable, non-toxic gas (Chất khí không cháy, không độc).
Bình oxy để thở
3. Division 2.3 – Toxic gas (Chất khí độc)
Giống cái chất khí dung để tử hình hơi ngạt ở Mỹ đấy, ghê qúa, …

III . Class 3 – Flammable Liquid (Chất lỏng dễ cháy)
Ví dụ như sơn, xăng, dầu, cồn, rượu (có độ cồn cao), keo dính, …

VI. Class 4 – Flammable Solids; Self-reactive substances; and Desensitized Explosives
Bao gồm 3 phân nhóm

1. Division 4.1 – Flammable Solids (Chất rắn dễ cháy)Các loại bột kim loại, gây cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ, rất nguy hiểm, vì vậy phải có kiểm soát về nhiệt độ (temperature controlled).
Hầu hết loại này bị cấm vận chuyển bằng máy bay.

2. Division 4.2 – Substances Liable to Spontaneous Combustion (Chất có khả   năng tự bốc cháy)
Ví dụ như phốt pho trắng, cái mà các bác thấy nó cháy sang ở nghĩa trang đấy (hồi bé cứ tưởng là ma)

3. Division 4.3 – Substances Which, in contact with water, emit flammable gases
Chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy

V. Class 5 – Oxidizing substances and Organic Peroxides
Bao gồm 2 phân nhóm

1. Division 5.1 – Oxidizing substances (Chất oxi hoá)
2. Division 5.2 – Organic Peroxides (Chất hữu cơ có chứa oxi)
Chất này cũng phải kiểm soát về nhiệt độ

VI. Class 6 – Toxic and Infectious substance
Bao gồm 2 phân nhóm

1. Division 6.1 – Toxic (Chất độc)
Ví dụ như các loại thuốc trừ sâu

2. Division 6.2 – Infectious substance (Chất lây nhiễm)
Các loại virus gây bện với con người hay động vật, như bệnh tai xanh ở lợn, virus H5N1 ở gia cầm, virus viêm gan B ở người, các loại bệnh phẩm ở người và động vật cần xét nghiệm ở các phòng thí nghiệm, …

VII. Class 7 – Radioactive Material (Chất phóng xạ)
Bao gồm một số trang thiết bị y tế (máy chiếu, chụp, …) một số thiết bị trong ngành khai thác dầu khí, …

VIII. Class 8 – Corrosive (Chất ăn mòn)
Bao gồm axit, ắc quy, pin, …

IX. Class 9 – Miscellanous Dangerous Goods
Bao gồm tât cả các chất nguy hiểm khác ngoài 8 nhóm trên, ví dụ như đá khô (carbon dioxide – dry ice), ôtô, xe máy, đông cơ, ….

Posted by : Hung PHAM (Mr.) / Email : hung.pd.007@gmail.com