Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hà Nội, Vietnam
Handling Dangerous Goods by Air and Sea. Five times passed IATA DGR Examination in Jan, 2005; Aug, 2006; Apr, 2008; Sep, 2009 and Mar, 2011. Seven years experience in packing, declaration Dangerouse Goods by air in Hanoi.

31/8/11

QUY TRÌNH GỬI HÀNG NGUY HIỂM TẠI NỘI BÀI.

Quy trình gửi hàng nguy hiểm hàng không tại Hà Nội (sân bay Nội Bài) như sau :

1.Nhận thông tin về lô hàng từ khách hàng, bằng kinh nghiệm các bạn có thể dự đoán đó có thể là hàng nguy hiểm hay không.
Ví dụ khách hàng nói là footwear thì đừng có đòi MSDS làm gì nhé (MSDS là gì mình đã định nghĩa ở 1 topic nào đó rồi), còn nếu khách hàng nói là pin, keo dính hay ắc quy, … thì phải hỏi MSDS nhé.

2.Sau khi có MSDS rồi lại phải check lần nữa nhé (kinh nghiệm của mình thôi) vì :
Nhiều khách hàng thấy yêu cầu MSDS nên tự chế 1 bản rất sơ sài hay lên gúc down 1 cái MSDS về rồi gửi (mà các MSDS này nói là không phải hàng DG).
Do vậy phải kiểm tra lại cái này để xác định tính đúng đắn để tránh các rủi ro có thể xảy ra vì các nước phát triển airport authority phạt rất nặng (ví dụ ở Mỹ minimum fine là Usd27,500).

3. Sau khi có MSDS ngon lành rồi thì kiểm tra thôi.
Nếu không phải DG thì handle và gửi như hàng thường, còn nếu là DG thì dựa vào MSDS có thể xác định được :
-          UN number của mẫu đó (tiếng Anh nó ghi là article / substance chẳng biết dịch thế nào cho ngắn và đủ nghĩa).
-          Class hay Division
-          Packing Group
-          Packing Instruction
Từ packing instruction các bạn sẽ biết được State variations và Operator variations của mẫu này (State là quy định riêng về quốc gia là điểm đến hay điểm transit, Operator và quy định riêng của các hãng hàng không).
Từ UN number các bạn tra trong orange book (hay blue pages) xem có các chỉ dẫn gì đặc biệt không (Ví dụ special provision).

4. Sau đó tiến hành đóng gói (nhớ đọc kỹ packing instruction nhé - họ sẽ quy định cụ thể về single packaging, conbination packaging, inner packaging, outer packaging, vermiculite, …)
Rồi tiến hàng marking và labeling theo hướng dẫn.
Chuẩn bị DGD (Shipper’s Declaration for Dangerous Goods)

5.Sau khi tất cả đã ok rồi các bạn làm booking với airlines (hay sales agent của họ), bao gồm :
- Booking
- MSDS
- DGD (Mỗi airlines có 1 mẫu DGD riêng của hãng đấy nhé).
Rồi ngồi chờ họ gửi lại booking confirmation.

6. Sau khi có booking confirmation rồi thì handle như hàng thường chỉ khác vài điểm sau :
- Trước khi gửi vào kho (cân đo đong đếm) thì airlines hoặc người được họ ủy quyền (TSC hay NCTS) sẽ làm check list.
Checklist là một bản kiểm tra lô hàng DG này từ kiện hàng (packing, marking, labeling, ..) đến documents (DGD đấy) xem có đúng mà phù hợp không.
Mỗi mục check list có 3 ô : Yes, No và N/A (Not Applicable), bất cứ mục nào mà bị đánh dấu vào ô “ No” là toi, mang về làm lại.
Sau khi qua check list thì các bạn gửi như bình thường.

-Khi issue HAWB nhớ cho dòng này nào ô “ Handling information” nhé :
“ Dangerous Goods as per attached Shipper’s Declaration “
Trên MAWB thì airlines họ sẽ tự insert vào rồi.

Posted by Hung PHAM (Mr.) / Email : hung.pd.007@gmail.com

1 nhận xét:

  1. Bạn muốn biết các loại hàng được vận chuyển bằng đường hàng không. Hay là quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, quy trình xuất khẩu hàng may mặc. Hay cần biết cách đóng gói hàng chuyển phát nhanh 10*những chứng từ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa.
    Bạn hãy liên hệ Proship nhé, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chưa kể nếu bạn cần chuyển hàng chúng tôi có các dịch chuyển, giao hàng đa dạng và còn rất nhiểu dịch vụ khác...

    Trả lờiXóa